Chủ Nhật, 28 tháng 5, 2017

Quy trình xử lý tường cũ trước khi sơn lại

cách xử lý tường cũ trước khi sơn lại

Quy trình xử lý tường cũ trước khi sơn lại gồm các công việc như thế nào? Cách xử lý làm sao thì chuẩn nhất? Những điều phải lưu ý khi thi công là gì? Tầm quan trọng của công đoạn này như thế nào?
Trong quá trình sơn lại nhà muốn tuổi thọ của màng sơn được dài thì ngoài việc sử dụng những loại sơn chất lượng ta còn phải thi công theo đúng quy trình. Việc thi công sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến màng sơn sau khi hoàn thiện. Trong đó việc xử lý bề mặt trước khi sơn là vô cùng quan trọng. Vì sơn nó sẽ bám lên bề mặt nên ta phải làm sao tạo điều kiện tốt nhất cho sơn bám. Hãy cùng tìm hiểu công đoạn này qua bài viết dưới đây nhé.

Các bước xử lý tường cũ trước khi sơn lại

1. Xử lý chống thấm

Cho dù là loại sơn có tốt đến mức nào thì nếu bị thấm cũng sẽ bị hỏng ngay lập tức. Vì vậy nếu sơn lại nhà thì ta phải đảm bảo làm sao cho tường nhà không bị thấm. Những chỗ có dấu hiệu thì phải xử lý triệt để sau đó để cho tường khô rồi mới sơn nhé.

2. Cạo bong tróc

Hãy kiểm tra kỹ 1 lượt bề mặt tường. Chỗ nào thấy sơn bị bong ra thì phải cạo hết ra. Còn sót chỗ nào thì chỗ đó sau này sơn lại sẽ dễ bị bong ra. Vì vậy hãy cố gắng làm cho kỹ càng nhất có thể.

3. Dặm vá

Đây là công đoạn mang tính quyết định đến tính thẩm mĩ của tường. Việc dặm vá bằng bột những chỗ đã cạo hoặc những chỗ bị lõm trên tường giúp làm phẳng bề mặt tường. Nếu không xử lý dặm vá khi sơn lên thì những lỗi này càng dễ lộ và càng xấu.

4. Chà nhám

Việc chà nhám giúp cho tường nhẵn, mịn hơn. Nhất là những chỗ ta đã xử lý bằng bột bả thì phải chờ khô và xả nhám đi. Nếu không khi sơn lên sẽ nhìn rất rõ vết bả.

5. Vệ sinh bề mặt

Việc vệ sinh bề mặt bao gồm công đoạn quét sạch bụi bẩn và tạp chất bám trên tường. Qua đó tạo điều kiện cho sơn bám trực tiếp vào tường chứ không phải bám lên bụi.


EmoticonEmoticon